1. MẬT ONG RỪNG CÓ VÀO KHI NÀO?
Đối với các vùng miền khác, tôi không biết. Nhưng riêng đối với Tây Bắc, Mật Ong Rừng chỉ có 2 mùa như sau:
- MÙA CHÍNH: Bắt đầu từ tháng 3 Dương Lịch, kéo dài đến giữa hoặc hết tháng 6 Dương Lịch. Đây là mùa tìm & khai thác mật ong rừng chính của cả năm. Và cũng là thời điểm ong kéo về các khu vực rừng quen thuộc hang năm của chúng để lấy mật, sinh đàn! Sau tháng 6, khi mùa mưa kéo về, ong chia đàn và bay đi di trú ở khu vực khác chứ không ở đây nữa.
- MÙA PHỤ: Tháng 11 & 12 Dương Lịch: Thời điểm này, trải qua một mùa mưa kéo dài, ong lại quay về khu vực cũ để làm tổ, mật hầu như có rất ít, nhưng lại là thời điểm ong chúa đẻ trứng, sinh đàn mạnh nhất để chuẩn bị quân số Ong thợ cho mùa mật kế tiếp. Mật trong tổ thời điểm này rất ít, bà con đồng bào hầu như không muốn tìm và khai thác bởi mỗi tổ, dù to hơn cả 1 sải tay, giỏi lắm được 1 hoặc 1.5L mật! Thậm chí, có tổ không có mật, chỉ có nhộng non!
2. MẬT ONG RỪNG CÓ BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG KHÔNG?
- CÓ: Đối với hầu hết mật ong rừng Tây Bắc, khai thác từ tháng 3 đến tháng 5 (có màu sắc tùy biến từ vàng chanh cho đến vàng cam) đều bị đóng đường khi gặp thời tiết lạnh.
- KHÔNG HẲN: Đối với mật ong rừng cuối mùa, tức là những tổ ong già, ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại 1 ít, hoặc mật khai thác cuối mùa tháng 6. Mật có màu đen sậm, mùi hơi hắc thì rất khó bị đóng đường (kết tinh), rất khó chứ không phải không thể. Khi gặp thời tiết quá lạnh, hoặc để lâu từ 2 đến 3 năm, Mật Ong Rừng cuối mùa vẫn bị kết tinh, đóng đường bình thường.
3. MẬT ONG RỪNG ĐẶC HAY LOÃNG?
Về cơ bản, mật ong rừng tùy thuộc vào từng thời điểm khai thác, từng thời gian khai thác mà có độ đặc loãng khác nhau nhưng chung quy như sau:
- LOÃNG: Mật Ong Rừng thường loãng, không quá đặc sánh, nhất là khi khai thác mật ong rừng vào thời tiết sau những đợt mưa dài, mật khá loãng. Và mật đầu mùa (tháng 3, 4) bao giờ cũng loãng hơn mật giữa và cuối mùa (tháng 5, 6)
- ĐẶC: Nếu khai thác mật rừng vào tháng 6, hoặc những tổ ong già, ong đã sinh sản xong, sắp chia đàn, mật còn rất ít, thì mật khá đặc, màu đen sậm!
4. MẬT ONG RỪNG CÓ MÀU SẮC NHƯ THẾ NÀO?
- Mật Ong Rừng tùy từng thời gian khai thác, từng khu rừng (có các loại hoa khác nhau) mà có màu sắc khác nhau, tùy biến từ vàng chanh => vàng sậm => Đen
5. MẬT ONG RỪNG ĐƯỢC ONG LÀM MẬT TỪ HOA GÌ?
ĐÁP ÁN: KHÔNG THỂ BIẾT ĐƯỢC!!!!!!
- Ong rừng lấy mật từ bất cứ loại hoa nào có mật trong rừng, phạm vi ong bay đi tìm hoa lấy mật có lên đến 3.2km tính từ tổ của chúng.
- Chính vì ong rừng lấy mật từ nhiều loại hoa nên mật ong rừng (Đa Hoa, hay phương Tây còn gọi là Multi-Flowers Honey) luôn luôn có mùi thơm, vị ngọt khác hoàn toàn so với mật ong nuôi (Đơn Hoa! Mono-Flower Honey)
6. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG?
Vừa dễ, vừa khó để các anh chị có thể nhận biết được, việc này đòi hỏi kĩ năng & kinh nghiệm thực tế thì mới có thể phân biệt được
- DỄ: Đối với người có kinh nghiệm về mật ong, thì phân biệt bằng mùi vị, khẩu vị để nhận biết mật ong rừng. Bởi mật ong rừng rất thơm, và có vị ngọt khác hoàn toàn so với mật nuôi. Có thể nói, đây là cách duy nhất để nhận biết mật ong rừng so với mật ong nuôi.
- KHÓ: Ngoài khứu giác & vị giác: Không có bất cứ 1 loại máy móc tối tân nào có thể phân biệt nổi, và cũng không có bất cứ 1 biện pháp thí nghiệm, thử nghiệm nào có thể phân biệt được mật ong rừng & mật ong nuôi.
7. MẬT ONG RỪNG CÓ ĐỂ ĐƯỢC LÂU KHÔNG?
KHÔNG: Mật Ong Rừng thậm chí còn nhanh bị hỏng, chua, thậm chí thối nhanh hơn so với mật ong nuôi. Thời gian bảo quản mật rừng không nên quá lâu, chỉ nên tối đa 2 năm đối với mật đầu & giữa mùa (vàng canh, vàng cam) hoặc 3 năm đối với mật cuối mùa (màu đen sậm).
+ LÝ DO:
- Do mật bị lẫn phấn hoa & nhộng. Dù cẩn thận đến mấy khi khai thác và vắt sáp ong rừng, luôn bị lẫn 1 ít nhộng non và phấn hoa vào mật, đây là các tác nhân gây cho mật nhanh lên men, chua và nhanh hỏng hơn so với mật ong nuôi (Đối với Mật Ong Nuôi khi khai thác, sử dụng máy quay li tâm, để tách bỏ mật ra khỏi sáp, nên hầu như không bị ảnh hưởng bởi phấn hoa & nhộng ong non)
- Còn lý do tại sao mật cuối mùa lại để được lâu hơn mật đầu & giữa mùa. Bởi vì mật cuối mùa, khi đàn ong đã sinh đàn song, nhộng ong đã thành ong thợ nên không còn nhộng non. Và phấn hoa khi này đã được ong ăn hết, hầu như khi khai thác không bị dính.